Làm việc với Sở TNMT các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh

Đại diện của BGR và NAWAPI đã đến thăm và làm việc với hai Sở TNMT Bạc Liêu,Bến Tre và Trà Vinh lần lượt vào các ngày 1, 4 và 21 tháng 11 năm 2019. Mục đích là nhằm đánh giá nhu cầu và các tiềm năng để mở rộng các hoạt động của Dự án ra các tỉnh ven biển khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, dựa trên những kinh nghiệm có được với hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau trong những năm gần đây.
Bạc Liêu là một trong những tỉnh ven biển phụ thuộc nhiều vào nước ngầm để ăn uống sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên cho đên nay chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về hiện trạng nguồn tài nguyên này. Hầu hết các dữ liệu sử dụng cho công tác quản lý nước dưới đật hiện nay là từ mạng quan trắc quốc gia. Hiện chưa có đấu tư của tỉnh để tìm hiểu về đặc điểm địa chất thủy văn cũng như hiện trạng sử dụng nước dưới đất tại Bạc Liêu.
Báo cáo của Sở TNMT Bến Tre cho thấy, tỉnh này đang sử dụng phần lớn vào nước mặt cho các mục đích ăn uống sinh hoạt và sản xuất mặc dù nguồn tài nguyên này đang ngày càng trở nên không đáng tin cậy về mặt chất lượng. Nước bị nhiễm mặn là vấn đề chính với cả nguồn nước mặt và nước ngầm tại Bến Tre, đặc biệt tại các khu vực ven biển. Một số cuộc điều tra ít ỏi đã tiến hành từ trước năm 2012 cho thấy nước hầu hết nước ngầm bị nhiễm mặn ngay cả ở cả những tầng chứa nước sâu.


Mặc dù có ranh giới giáp với Bến Tre, Trà Vinh được cho là phụ thuộc nhiều hơn vào nước ngầm phục vụ các mục đích sinh hoạt và sản xuất. Điều tra thực tế gần đây tại Trà Vinh cho thấy có khoảng 150.000 giếng khai thác không phép nằm rải rác trên 106 xã trên địa bàn tỉnh, chủ yếu từ tầng qp23. Khai thác tràn lan thiếu kiểm soát đang làm cho mực nước dưới đất tại Trà Vinh bị sụt giảm, chất lượng bị suy thoái. Số liệu quan trắc quốc gia cho thấy mực nước dưới đất ở Trà Vinh đang giảm từ 0.3-0.4m/ năm.
Tóm lại, cuộc khảo sát cho thấy cả ba tỉnh đều đang phải đối mặt với các vấn đề về quản lý tài nguyên nước dưới đất Nguồn nhân lực tham gia quản lý rất hạn chế.. Mỗi Sở thường chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ quản lý chuyên trách về lĩnh vực tài nguyên nước. Ngoài ra, thiếu thông tin cơ sở, thiếu công cụ và phương tiện quản lý cũng như hạn chế trong nhận thức của cộng đồng và cơ quan thẩm quyền về các vấn đề của tài nguyên nước đang là những thách thức chung của các Sở TNMT các tỉnh thuộc khu vực ven biển hiện nay.

You may also like...