Hội thảo Tiềm năng nhân rộng các hệ thống ASR tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Dự án Nguồn nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửa Long (Freshwater Availability in the Mekong Delta (FAME) là một dự án hợp tác nhiều giai đoạn tập trung vào xác định phạm vi, thí điểm và đưa ra các tư vấn cao cấp cho các đối tác quốc gia tại Việt Nam về cách thức và địa điểm triển khai các hệ thống bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Dự án FAME bắt đầu từ tháng 12 năm 2018 và hoàn thành vào tháng 02 năm 2022. Trong phạm vi của dự án FAME, ba khu vực tiềm năng để xây dựng mô hình ASR đã được khảo sát đánh giá; trong đó hai khu vực thuộc tỉnh Bến Tre và một thuộc tỉnh Trà Vinh. Sau khi thực hiện các công tác khảo sát hiện trường, quan trắc và đánh giá, Trà Vinh đã được chọn để triển khai mô hình thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Mô hình thí điểm sẽ nhằm mục đích lưu trữ nước ngọt dưới lòng đất để có thể sử dụng trong mùa khô khi nước mặt bị nhiễm mặn.

Lần này, dự án FAME tổ chức hội thảo tại khách sạn Nesta, thành phố Cần Thơ vào ngày 15/02/2023 nhằm: phổ biến các kết quả nghiên cứu của FAME; chia sẻ các kết quả thí điểm sơ bộ và bắt đầu đối thoại về ý nghĩa của nó đối với các hoạt động nông nghiệp và thảo luận về tiềm năng nhân rộng ASR ở ĐBSCL.

Nhiều bên liên quan (Đại sứ quán Hà Lan, Cục quản lý TNN, Bộ NTN&PTNT, Viện nước, Trung tâm Quy hoạch và điều tra TNN quốc gia, Liên đoàn Quy hoạch và điều tra TNN miền Nam, Sở TN&MT Bến Tre và Trà Vinh, Công ty CP cấp thoát nước Hậu Giang (HAWASUCO), Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu-ĐH Cần Thơi (Dragon-Mekong Institute), RMIT Việt Nam, WWF-Việt Nam, Kim Delta…) đã tham gia hội thảo và thể hiện mối quan tâm chung cho giải pháp bổ cập TCN có kiểm soát (MAR).

Đại diện của dự án Quản lý nước dưới đất và tai biến địa chất chống chịu khí hậu (CRMGG) – Tiến sĩ Anke Steinel đã tham gia hội thảo này về kế hoạch ASR như đã được dự kiến triển khai tại Hậu Giang cùng với Deltares và để tìm hiểu về các vấn đề MAR hiện tại và kế hoạch của Deltares.

Thảo luận tại hội thảo đã bộc lộ một số điểm chính: trở ngại chính là thiếu khung pháp lý; cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT; không rõ ai sẽ chịu chi phí cho các chương trình MAR vì chủ yếu người dân được hưởng lợi từ việc tăng cường an ninh nước chứ không phải các công ty tư nhân; số lượng và chất lượng nước nguồn phải đảm bảo và phải được theo dõi chất lượng nước; các TCN ở ĐBSCL có đủ không gian chứa, nhưng chủ yếu là TCN có áp và cần bơm ép nước; cần nâng cao nhận thức về vấn đề bổ cập TCN để thấy rõ tính cấp bách.

You may also like...