Lễ Tổng kết Dự án IGPVN 2017-2022

Ngày 18 tháng 10 năm 2022, tại khách sạn Hanoi Club, Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI) phối hợp với Viện Khoa học địa chất và tài nguyên thiên nhiên CHLB Đức (BGR) tổ chức Lễ Tổng kết Dự án Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam (IGPVN) giai đoạn 2017-2022. Đại diện BGR, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Cục quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học Địa chất & khoáng sản cùng các phòng ban, Liên đoàn và đơn vị trực thuộc NAWAPI đã tham dự Lễ Tổng kết.

Ông Schmid-Kreye, Bí thư thứ nhất Bộ phận Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Đại sứ quán Đức trình bày bối cảnh của lễ bế mạc và tầm quan trọng của nước dưới đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận phối hợp để giải quyết các thách thức trong quản lý tài nguyên nước trong khu vực và chúc mừng Việt Nam gần đây đã thông qua Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long.

Ông Thân Văn Đón đã trình bày tổng quan toàn diện về các mục tiêu, đầu ra, kết quả và hoạt động của dự án theo từng lĩnh vực đầu ra. Ông cũng trình bày các bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hợp tác trong tương lai.

Ông Andreas Renck, Trưởng nhóm chuyên gia BGR giới thiệu cơ sở về dự án IGPVN, trong khi Tiến sĩ Steinel trình bày các phát hiện và kết luận cho bốn câu hỏi chính:

  1. Khai thác từ các tầng chứa nước sâu có phải là một giải pháp?
  2. Việc khai thác NDĐ có bền vững không?
  3. Việc khai thác NDĐ có liên quan như thế nào đối với sụt lún đất?
  4. Độ mặn NDĐ có nguồn gốc từ đâu?

Ngoài ra, Tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh – chuyên gia địa chất thủy văn của IGPVN cũng nêu bật các hoạt động và kết quả chính của IGPVN với các Sở TN&MT.

Nhìn chung, cả ba Sở TN&MT (Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu) đều đánh giá cao tính thiết thực của các hoạt động và kết quả mà Dự án mang lại; mong muốn Dự án tiếp tục triển khai tại địa bàn trong giai đoạn mới.

Theo đại diện của Cục quản lý tài nguyên nước, các kết quả của Dự án IGPVN là những đóng góp trực tiếp cho việc lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long.

You may also like...