Tìm hiểu hiện trạng và nhu cầu của các tỉnh, phục vụ lập kế hoạch Dự án Quản lý NDĐ và TBĐC chống chịu khí hậu 2022-2025

Trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2022, chuyên gia Viện Khoa học địa chất và tài nguyên thiên nhiên CHLB Đức (BGR) và đại diện Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI) đã tiến hành thăm và làm việc với các Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang và Trà Vinh. Chuyến thăm nhằm mục đích tìm hiểu hiện trạng tài nguyên nước và công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; nhu cầu, nguyện vọng của phía địa phương liên quan đến các hoạt động có thể triển khai trong khuôn khổ Dự án Quản lý NDĐ và TBĐC chống chịu khí hậu giai đoạn 2022-2025.

Bốn hợp phần của Dự án Quản lý NDĐ và TBĐC chống chịu khí hậu giai đoạn 2022-2025 được ông Andreas Renck giới thiệu cho phía địa phương gồm (1) Nâng cao năng lực quản lý TNN, (2) Giải pháp thực tiễn để bảo vệ NDĐ, (3) Chuyển đổi số và (4) Nâng cao nhận thức & tư vấn khoa học.

Nhìn chung, Hậu Giang và Trà Vinh đều cho rằng các hoạt động tiềm năng thuộc hợp phần 1 (cải thiện mạng lưới quan trắc NDĐ, xây dựng hệ thống thông tin – cơ sở dữ liệu TNN, xây dựng các công cụ hướng dẫn cho chủ giấy phép/chủ công trình khai thác…) là cần thiết và hữu ích cho họ. Do vậy, Hậu Giang và Trà Vinh đều mong muốn trở thành đối tác của Dự án để có thể triển khai các hoạt động giúp ích cho địa phương và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác này, nhằm thu thập thông tin phục vụ việc xác định các giải pháp thực tiễn để bảo vệ NDĐ, các chuyên gia đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang (HAWASUCO), tham quan Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Long Mỹ (Phường Thuận An – Thị xã Long Mỹ) nơi có tiềm năng triển khai thử nghiệm công trình bổ cập TCN có kiểm soát.

Ngoài ra, đoàn chuyên gia đã tham quan công trình bổ cập nhân tạo TCN vùng giồng cát do Dự án FAME (Freshwater availability in the Mekong Delta) thực hiện tại khu vực giồng cát xã Long Sơn (huyện Cầu Ngang – tỉnh Trà Vinh).

You may also like...