Hội thảo lập kế hoạch giai đoạn ii của dự án
Để lập kế hoạch tốt hơn cho Giai đoạn II của Dự án “Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước ngầm tại các khu đô thị” (IGPVN), một hội thảo Lập kế hoạch cho Giai đoạn hai của Dự án đã được CWRPI và BGR phối hợp tổ chức ngày 24-25 tháng 2 năm 2011 tại Khách sạn Melia, Hà Nội. Hơn 30 đại biểu từ BGR- CHLB Đức và chuyên gia BGR làm việc tại Việt Nam, CWRPI và các cơ quan trực thuộc cùng các đại biểu đến từ các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Quảng Ngãi, Sóc Trăng và TP Hà Nội đã tham dự Hội thảo.
Tiến sĩ Đỗ Tiến Hùng – Giám đốc Trung tâm QH & ĐT tài nguyên nước và ông Jens Boehme đồng phát biểu khai mạc Hội thảo. Sau lễ phần khai mạc ngắn gọn, mỗi bên có một bài trình bày về kết quả đạt được của Giai đoạn 1 và Mong đợi của mỗi bên trong Giai đoạn II. Nhìn chung, các phần trình bày đều nêu bật tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quản lý nước ngầm tại Việt Nam.
Nhiều thảo luận sôi nổi đã diễn ra xung quanh việc đề ra các nhiệm vụ/ hoạt động, mốc thời gian và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiểu của Dự án trong giai đoạn hai. Các Sở Tài nguyên Môi trường thể hiển sự cam kết mạnh mẽ trong việc tham gia vào các nhiệm vụ của Dự án. Điều này được coi là dấu hiệu tốt đẹp đầu tiên cho sự thành công của Dự án.
Kết thúc Hội thảo, các đại biểu đã thống nhất đước các nội dung sau: Mục tiêu của Dự án là: “Nâng cao năng lực quản lý quy hoạch và điều tra tổng hợp tài nguyên nước ngầm cho Trung tâm QH & ĐT TNN và năm Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ngãi và Sóc Trăng”. Ba Chỉ số để đo sự thành công của Mục tiêu này là: 1) Hướng dẫn về quy hoạch trong lĩnh vực Nhiễm mặn nước ngầm, Sử dụng nước ngầm và Ô nhiễm nước ngầm được xem xét trong các quyết định quản lý của các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thí điểm của Dự án, 2) Trung tâm QH & ĐT TNN phát triển các dịch vụ tư vấn về Nhiễm mặn, Sử dụng và Ô nhiễm nước ngầm (số các hoạt động được thực hiện trong các năm 1, 2 và 3), 3) Thảo luận bàn tròn về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước được tổ chức hai lần / năm với sự tham gia của tất cả các bên liên quan (Báo cáo kết quả/ Biên bản Họp). Năm sản phẩm của Dự án đã được thống nhất bao gồm 1) Các báo cáo Nghiên cứu liên quan các vấn đề về nước ngầm trên các trường hợp thí điểm (nâng cao năng lực 1: Chuyên môn, giải pháp, kiến nghị), 2) Đội tập huấn viên nguồn của Trung tâm QH & ĐT TNN chuyển giao kiến thức cho các Liên đoàn/Sở (nâng cao năng lực 2: tập huấn, chuyển giao), 3) Hỗ trợ quá trình Quản lý Tổng hợp TNN tại Việt Nam, 4) Nâng cao nhận thức về Bảo vệ nước ngầm, 5) Phát triển năng lực cho Trung tâm QH & ĐT TNN (nội bộ và hình ảnh bên ngoài).
Ban quản lý Dự án sẽ làm việc với nhau và với các Sở TN & MT các tỉnh để thống nhất lại các hoạt động cũng như các mốc thời gian liên quan đến 5 kết quả của Dự án nêu trên trong đó có tính đến năng lực thực tế về số liệu, thông tin, tài liệu và các nguồn lực hiện có của mỗi tỉnh. Điều này sẽ được nêu rõ trong các Nghiên cứu Cơ sở sẽ được thực hiện ngay sau Hội thảo.
Ông Jens Boehme và Ts Đỗ Tiến Hùng cùng phát biểu bế mạc Hội thảo vào lúc 16:30 ngày 25 tháng 2. Cả hai đều thể hiện sự hài lòng với các kết quả đạt được tại Hội thảo cũng như mong muốn Dự án sẽ thành công tốt đẹp.