Tin vắn về nước dưới đất/ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (từ 1/2016 đến 4/2016)

  • Các chuyên gia cảnh báo việc khai thác quá mức nước ngầm vùng ven biển

Mực nước ngầm ở các tỉnh, thành phố ven biển kéo dài từ Hải Phòng đến Cà Mau đang hạ xuống mức báo động. Nguyên nhân được cho rằng là do sự khai thác nước ngầm quá mức ở các hộ dân.

Tổng lượng khai thác trên cả nước khoảng 5 triệu m3/ngày và sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nước sạch ngày càng nhiều.

Việc khai thác nước dưới đất quá mức trong khi quy hoạch giếng chưa hợp lý, hiểu biết về hệ thống tầng chứa nước cũng như khả năng bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng của người dân còn hạn chế. Hiện trạng này gây ra nhiều hệ luy như hạ thấp mực nước, sụt lún, ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn gia tăng ở các tỉnh, thành phố ven biển.

Tình trạng khai thác nước ngầm vượt quá giới hạn dẫn đến hiện tượng sụt lún ở các tỉnh, thành phố như Tp. Hồ Chí Minh, Tỉnh Cà Mau và Tp. Cần Thơ. Dự báo vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi Việt Nam có đường bờ biển dài 3000 km và là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH và nước biển dâng.

(http://vietnamnews.vn/environment/281417/experts-warn-coastal-groundwater-overused.html)

  • Hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

13 tỉnh thuộc ĐBSCL đang phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử gần 100 năm qua.

Xâm nhập mặn năm nay xuất hiện sớm hơn 2 tháng và dự báo kéo dài đến hết tháng 5 và thậm chí là hết tháng 7.

Độ mặn trên các con sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu và một số con sông gần biển Tây tăng cao hơn mọi năm. Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 50-60 km, thậm chí 93 km trên sông Vàm Cỏ.

8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long và Trà Vinh đã công bố tình trạng thiên tai hạn hán và xâm nhập mặn.

  • Thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lúa, hoa màu, rừng, nông nghiệp, chăn nuôi cũng như tình trạng thiếu nước ngọt ở các tỉnh và thành phố phía Nam.

Tính đến giữa tháng 3 năm 2016, toàn bộ 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cứu Long đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hạn hán và xâm nhập mặn.

(http://en.vietnamplus.vn/mekong-delta-salt-intrusion-a-onceinacentury-disaster/89064.vnp )

  • Dự án cấp nước an toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Dự án trên đươc thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Dự án vay vốn Ngân hàng Thế Giới (World Bank).

Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu xây dựng một hệ thống cấp nước đủ công suất, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất của các tỉnh, thành phía Tây Nam sông Hậu cho các giai đoạn phát triển đến năm 2025 và 2030 phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh về cấp nước, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

(http://www.monre.gov.vn/wps/portal/news/)

  • Lào xả nước đập thủy điện giúp Việt Nam xử lý hạn mặn

Theo Bộ trưởng Năng Lượng và Mỏ Lào cho biết nước này sẽ tiến hành xả nước một số đập thủy điện nhằm tăng lưu lượng nước chảy vào sông Mekong giúp Việt Nam giải quyết hạn mặn ở ĐBSCL. Kể từ ngày 23/3 đến cuối tháng 5, Lào sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với lưu lượng nước khoảng 1.136 m3/s.

Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ xả nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng từ 15/3 đến 4/4 để cứu hạn ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Cùng với lượng nước xả từ đập thủy điện của Trung Quốc và từ một số con sông khác của Thái Lan, ước tính tổng cộng lượng nước từ sông Mekong qua Lào, Campuchia vào Việt Nam vào khoảng 3.611 m3/s. Dự kiến lượng nước trên sẽ tới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào tuần đầu tháng 4/2016.

(http://e.vnexpress.net/news/news/mekong-delta-receives-water-from-china-and-laos-amid-severe-drought-3380537.html

http://vietnamnews.vn/environment/294387/laos-helps-viet-nam-deal-with-drought-salt-intrusion.html)

You may also like...