Điểm tin về tác động của BĐKH và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam năm 2016
Các hoạt động ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2016
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra rõ nét trên toàn cầu , và các bằng chứng khoa học về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước trên trái đất là rõ ràng hơn bao giờ hết. Hàng ngày, chúng ta đều nghe và chứng kiến những ảnh hưởng của BĐKH trên các bản tin hoặc trong chính môi trường sống của chúng ta. Không phải là một ngoại lệ, Việt Nam xếp thứ hai trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu là vấn đề rất cấp thiết của chính phủ và các nhà chức trách địa phương ở Việt Nam.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2016, Báo Vietnamnews đã có bài viết về sự ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng 39% diện tích toàn vùng ĐB sông Cửu Long sẽ bị mất trắng nếu như mực nước biển tăng 100cm đến cuối thế kỷ thứ 21. Các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau dự kiến sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nhất với diện tích bị ngập lần lượt lên đến 80%, 77% và 58%. Thông tin trên được trích dẫn từ Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại hội nghị cấp cao được tổ chức tại Hà Nội.
Báo Vietnambreakingnews viết rằng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký Nghị quyết số 93/NQ-CP phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu vào ngày 31 tháng 10, năm 2016 [2]. Sau đó vào ngày 03 tháng 11 năm 2016 Thông báo Phê duyệt đã được Chính phủ Việt Nam chính thức gửi lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Theo tiến sĩ Trần Văn Giải Phóng, chuyên viên kỹ thuật tại Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã Hội (ISET), viêc bảo vệ, duy trì và phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ thống nước, là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất để tăng cường khả năng thích ứng của tài nguyên nước với biến đổi khí hậu,. “Phát triển bộ chỉ số mới cho khả năng phục hồi khí hậu Việt Nam” là dự án được thực hiện bởi Cục phát triển đô thị của Bộ Xây Dựng hợp tác với ISET và Quỹ châu Á nhằm cung cấp cho các địa phương có một cái nhìn tổng quan về khả năng phục hồi của họ trước thiên tai và biến đổi khí hậu, thông qua đó họ có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề. Từ khảo sát và nghiên cứu tại năm thành phố thí điểm trong giai đoạn đầu của dự án, cụ thể là Lào Cai, Cẩm Phả, Hội An, Gia Nghĩa, Cà Mau, các chuyên gia thấy rằng các hệ sinh thái quan trọng đã bị phá hủy hoặc bị suy thoái đáng kể trong những năm gần đây. (Theo Vietnamnet vào 20 tháng 12 năm 2016) [3]
Vào ngày 26 Tháng 12 năm 2016, tờ báo VietnamPlus công bố một dự án với tổng vốn đầu tư 158 tỷ đồng (6,9 triệu USD) nhằm nâng cấp bổ sung 14km đê biển ở Cà Mau [4]. Đây là giai đoạn hai của dự án được đầu tư bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2015 để không chỉ bảo vệ đất nông nghiệp và phòng tránh thiên tai, mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện ven biển U Minh.
Tương tự như vậy, bờ biển của Hội An cũng phải đối mặt với sự xói mòn bờ biển nghiêm trọng trong những năm gần đây. Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ thực hiện một dự án về phòng chống xói mòn và bảo vệ bền vững vùng bờ biển của thành phố Hội An (Việt Nam Plus, 2016). Kinh phí của dự án được vay từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Theo báo cáo mới nhất của thành phố, 20 hecta bãi biển Cửa Đại của thành phố đã bị sạt lở từ năm 2009 đến năm 2014. [5]
Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 2016
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm qua ở Việt Nam và thu hút được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông trong nước và trên toàn thế giới. Trang mạng Diplomat đã có bài viết về “Điểm nóng tiếp theo về Môi trường ở Việt Nam”, đề cập đến các vấn đề ô nhiễm đang nhen nhóm ở vùng ĐBSCL [6]. VietnamPlus cũng viết về “Các vụ bê bối ô nhiễm môi trường lớn được phát hiện trong năm 2016” [7].
Nhiều phương tiện truyền thông báo chí khác nhau đã viết về các vụ bê bối môi trường ở Việt Nam, đặc biệt là thảm hoạ cá chết dọc theo bờ biển của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế từ ngày 06 tháng 4 đến ngày 18 Tháng 4 năm 2016. Thảm họa này được đăng trên tất cả các trang báo của chính phủ Việt Nam và báo chí quốc tế khác như The New York Time [8], The Guardian [9], ABC News [10]. Ước tính có khoảng 70 tấn cá chết dạt vào bờ biển dọc theo hơn 200 km (125 dặm) bờ biển miền Trung của Việt Nam vào đầu tháng tư, gây ra bởi các công ty thép – Formosa, Đài Loan. Theo Vietnamnet, nguồn xả thải ra bờ biển Vũng Áng Hà Tĩnh có chứa độc tố giết chết cá và các sinh vật khác ở đáy biển. Nó được gọi là vụ bê bối môi trường lớn nhất bởi vì chính phủ đã hành động quá chậm trong việc tìm kiếm nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
Cũng liên quan đến vấn đề cá chết, vào ngày 01 tháng 10 năm 2016, theo vietnamnet đã có 60 tấn cá chết ở hồ Tây mà nguyên nhân là do thiếu oxy. Theo thông tin từ Ban quản lý hồ, ước tính có khoảng 4.000 mét khối nước thải chưa qua xử lý được thải ra hồ mỗi ngày từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Theo VnExpress, chính quyền Hà Nội đã thu thập một số cá chết để gửi đi xét nghiệm xác định nguyên nhân cá chết [11].
Cùng với các vấn đề về ô nhiễm, thời gian gần đây các quan chức lo ngại sâu sắc về sự “suy thoái nghiêm trọng” chất lượng nước ở các lưu vực sông Đồng Nai. Ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, cho biết trên Vietnamnews [12] rằng nước của tất cả ba con sông (sông Đồng Nai – sông Bé, sông Sài Gòn và sông Đạ Dâng) bị nhiễm nước thải từ các đơn vị sản xuất, khu công nghiệp, trang trại chăn nuôi gia cầm, phòng khám y tế và các cơ sở khác. Mỗi ngày, khoảng 29.700 mét khối nước thải được đổ ra sông, nhưng đến nay, chỉ có 70 nguồn xả thải đã được xác định.
Trang Diplomat đã viết rằng ” ô nhiễm nước, không khí và đất đai đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm qua ở Việt Nam, đặc biệt là ở những khu công nghiệp thường được trang bị với công nghệ chất lượng thấp nhập khẩu từ Trung Quốc”. Hàng trăm ngàn ha đất sinh thái nông nghiệp đã bị thu hồi và thay thế bằng các dự án công nghiệp không bền vững, đặc biệt là nhà máy bột giấy Lee & Man Paper thuộc sở hữu Trung Quốc và các nhà máy nhiệt điện nằm dọc theo các tuyến đường thủy quan trọng như sông Hậu và sông Tiền. VietnamPlus cũng công bố những tin tức tiêu đề “Các vụ bê bối ô nhiễm môi trường lớn phát hiện trong năm 2016”, bài báo viết rằng hơn 50 trường hợp ô nhiễm lớn khác cũng đã được đưa ra ánh sáng, thu hút sự quan tâm của dư luận. Hầu hết trong số các vụ ô nhiễm là liên quan đến ô nhiễm sông, biển do xả thải chưa qua xử lý có chứa các chất độc hại từ các nhà máy và khu công nghiệp. Một số vụ ô nhiễm gây ra do sự quản lý lỏng lẻo của các hoạt động sản xuất, việc sử dụng các thiết bị chất lượng kém chưa đủ tiêu chuẩn.
Đã có rất nhiều các dự án đề ra để giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải. Diễn đàn Nước trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Đức tổ chức vào ngày 9 tháng 11 năm 2016, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã đề xuất dự án hợp tác mới giữa Tổ chức Phát triển Đức (GIZ) và Bộ Xây dựng. Dự án có tên “Khả năng thích ứng của đô thị ở Việt Nam: Hướng dẫn cho Chương trình Quy hoạch môi trường đô thị” (Theo Vietnamnews, tháng 11 năm 2016 ) [13]
[1] http://vietnamnews.vn/environment/345150/vn-to-lose-39-of-delta-area-by-2100.html#tUgIjFOKxF2kRBKj.97
[2] https://m.vietnambreakingnews.com/2016/11/paris-climate-change-agreement-ratified/
[3] http://english.vietnamnet.vn/fms/environment/169834/new-index-for-vietnam-climate-resilience.html
[4] http://en.vietnamplus.vn/additional-14km-of-sea-dyke-in-ca-mau-upgraded/104899.vnp
[5] http://en.vietnamplus.vn/project-hoped-to-save-hoi-ans-coast-from-erosion/103509.vnp
[6] http://thediplomat.com/2017/01/vietnams-next-environmental-hotspot/
[7] http://en.vietnamplus.vn/many-big-pollution-scandals-uncovered-in-2016-administration/105061.vnp
[8] https://www.nytimes.com/2016/06/09/world/asia/vietnam-fish-kill.html
[10] http://www.abc.net.au/news/2016-07-01/mass-fish-kill-in-vietnam-solved-as-steelmaker-admits-pollution/7559906
[12] http://vietnamnews.vn/environment/349710/dong-nai-basin-pollution-worries-officials.html#XAkQLDPFFlBfkKUC.97