Hội thảo quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long: cách tiếp cận từ khoa học tới nâng cao nhận thức

Hội thảo QLTH TNN đã diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 2016 tại Cần Thơ với sự tham gia của khoảng 40 người từ NAWAPI, GIZ, các Sở TNMT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các trường đại học và các tổ chức xã hội. Mục đích của Hội thảo này là để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và truyền thông về TNN ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình Hội thảo đã tập trung vào việc chia sẻ các mô hình, ví dụ tiêu biểu nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ TNN, đặc biệt là NDĐ. Các nhóm làm việc đã xây dựng các ý tưởng về củng cố các mạng kết nối sẵn có, ví dụ như Mạng giáo dục TNN Việt Nam, nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả.

20161103_092929

Bà Dorit Lehrack giải thích cơ sở khoa học của nâng cao nhận thức

Các bài thuyết trình tại Hội thảo đã đề cập đến một số chủ đề như: sự cần thiết của truyền thông hiệu quả như là công cụ nền tảng để làm thay đổi hành vi; chuyển đổi từ các chiến dịch 1 ngày với mức ảnh hưởng hạn chế sang các phương thức tiếp cận liên tục dựa trên các phương pháp Đánh giá cộng đồng có sự tham gia (PRA), Nghiên cứu hành động có sự tham gia (PAR). Đại diện của GIZ đã chia sẻ các kinh nghiệm của họ khi thực hiện dự án bảo vệ rừng ngập mặn với sự tham gia của những người dân có liên quan. Một bài thuyết trình của đại diện Sở TNMT Sóc Trăng đã nêu bật mối liên hệ giữa QLTH TNN với sự cần thiết phải có hợp tác và truyền thông toàn diện giữa các tỉnh, các vùng, các nhà chức trách và cộng đồng. Vị này cũng đề xuất được Dự án IGPVN hỗ trợ hơn nữa trong việc phát triển năng lực cho Sở và hứa sẽ chia sẻ các phương pháp và công cụ đã được tiếp thu cho các tỉnh lân cận. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng các quy định của pháp luật cần phải ủng hộ một cách rõ ràng lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, nhằm khuyến khích việc thực thi trên cả nước. Đồng thời, cần làm cho các văn bản luật trở nên rõ ràng, dễ hiểu với người dân để họ có thể thực thi.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ ra rằng nhận thức không đầy đủ, cả đối với các nhà quản lý, có thể dẫn đến các hành động thích ứng sai lầm đòi hỏi sự đầu tư lớn nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Một số các hành động này là không thể đảo ngược và có thể gây phá hoại nhiều hơn là mang lại lợi ích. Nghiên cứu kỹ lưỡng và bất kỳ khi nào có thể áp dụng các biện pháp, hành động không gây hối tiếc sẽ là cách tốt hơn.

Một số phương pháp quy mô nhỏ, chi phí thấp để bảo vệ NDĐ như: thu nước mưa để bổ cập cho TCN đã thu hút sự quan tâm của người tham gia Hội thảo. Việc áp dụng thành công các phương pháp dạng này đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ của các hộ gia đình vốn đã có nhận thực đầy đủ về lợi ích mà phương pháp đó mang lại.

Trong buổi chiều, hai nhóm sinh viên vốn đạt giải trong cuộc thi “Bảo vệ NDĐ – kho báu của sự sống” do Dự án IGPVN tổ chức, đã trình bày các kết quả của chiến lược truyền thông sáng tạo. Nhóm thứ nhất đã xây dựng phương pháp truyền thông được thiết kế chi tiết, sử dụng công nghệ thông tin và hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau. Nhóm thứ hai đã xem xét đánh giá khả năng tổn thương của NDĐ bằng phương pháp DRASTIC và có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng, đề xuất các giải pháp để bảo vệ NDĐ tốt hơn.

Trong phiên làm việc nhóm, các bạn sinh viên cùng với những người tham gia Hội thảo đã cùng thảo luận về cách thức quảng bá và nhân rộng các biện pháp có hiệu quả cao và chi phí thấp này.

20161103_163201

Làm việc nhóm tại Hội thảo QLTH TNN tại Cần Thơ ngày 3/11/2016

 

20161103_163209

Làm việc nhóm tại Hội thảo QLTH TNN tại Cần Thơ ngày 3/11/2016

Trong phiên bế mạc, những người tham gia đều khẳng định sự cần thiết phải tiếp nối hoạt động tập huấn nâng cao năng lực và trao đổi kinh nghiệm về cách thức truyền thông hiệu quả để lôi kéo sự tham gia của đông đảo mọi người vào công cuộc sử dụng và bảo vệ TNN hữu hiệu. Những người tham gia cũng đề xuất Hội thảo QLTH TNN tiếp theo cần dành nhiều thời gian cho phần thảo luận và đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải thảo luận về các biện pháp không hối tiếc như thu nước mưa để bổ cập cho TCN với sự tham gia chủ động, có nhận thức đầy đủ của các hộ gia đình.

You may also like...