Cuộc thi dành cho Sinh viên
Bảo vệ tài nguyên nước – kho báu của sự sống
Ý tưởng sáng tạo Sinh viên nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng với tài nguyên nước 2015/2016
Trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long” do Chính phủ CHLB Đức tài trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, dưới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuộc thi nhằm mục tiêu xây dựng và thực hiện các ý tưởng sang tạo của Sinh viên để nâng cao nhận thức của công đồng về bảo vệ tài nguyên nước (ngầm) cũng như cách sử dụng bền vững và tiết kiệm nguồn nước.
Đối tượng tham dự:
Sinh viên các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Đại học Tài nguyên Môi trường chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Hình thức tham dự: Các ứng viên trình bày ý tưởng của mình qua một đề xuất dự án theo hướng dẫn trên mặt sau của thông báo này: Ý tưởng đề xuất có thể là: Các đề xuất về tập huấn đào tạo, sổ tay và hướng dẫn, công cụ hữu ích giúp sử dụng nước tiết kiệm, các đề xuất kỹ thuật về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, trò chơi, các cuộc thi cộng đồng, mạng xã hội v.v với phương pháp tiếp cận có tính tương tác và cùng tham gia
Tham gia theo nhóm: số thành viên nhóm từ 3 – 7 người
Nhận bài: Ứng viên có thể nộp bài dự thi trong khoảng thời gian từ 1 tháng 9 đến 31 năm 2015 đến 31 tháng 1 năm 2016. Lễ trao giải sẽ được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm Ngày nước Thế giới 2016 (22/3/2016).
Địa chỉ nhận bài Dự thi:
Ứng viên của Trường Đại học Cần Thơ có thể nộp bài dự thi trực tiếp tại Văn phòng Đoàn Thanh niên trường Đại học Cần Thơ hoặc qua đường bưu điện về VP Đoàn Thanh Niên, Khu 2, Trường ĐH Cần Thơ, Đường 327, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Ứng viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM nộp bài về Phòng Công tác Sinh viên, số 227 Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Ứng viên của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nộp bài về Phòng Công tác Sinh viên, số 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Cơ cầu giải thưởng:
01 giải nhất: Một chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm tại Bangkok Thái Lan (trị giá đến 50.000.000 VNĐ) và Bằng khen của Bộ TNMT
02 giải nhì: Một chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm tại Việt Nam (trị giá đến 35.000.000 VNĐ)
02 giải ba: Hỗ trợ tập huấn đào tạo (các khóa đào tạo phù hợp, tri giá đến 15.000.000 VNĐ)
Ngoài ra, Ý tưởng Dự án án đoạt giải nhất và các ý tưởng có tính ứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí thực hiện
Một bộ tài liệu giới thiệu về các ý tưởng dự án đạt giải và một số ý tưởng hay của ứng viên sẽ được xuất bản thông qua một quyển sổ tay hướng dẫn và đưa lên mạng Internet
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trường Đại học Cần Thơ: Mr. Lê Thanh Sơn, Bí thư Đoàn Thanh niên ĐH Cần Thơ, điện thoại: 01234903989, Email:ltson@ctu.edu.vn
Trường Đài học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh: Mr. Văn Chí Nam, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, điện thoại: 0918723783, Email: vcnam@hcmus.edu.vn
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh: Mr. Ngô Văn Bửu, Phòng Công tác Sinh viên, điện thoại : 0918 880 060, email: nvbuu@hcmunre.edu.vn
CUỘC THI
Bảo vệ tài nguyên nước – kho báu của sự sống
Ý tưởng sáng tạo Sinh viên nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước 2015/2016
Mục đích: thông qua việc phát triển và thực hiện các ý tưởng mới, sáng tạo và khả thi về nâng cao nhận thức cộng đồng, sinh viên có thể đóng góp đáng kể trong việc nâng cao hiểu biết và thực hành sử dụng nước tốt hơn của người dân.
Mục tiêu của cuộc thi: nâng cao nhận thức công đồng và phát triển các mô hình thực tế, khả thi và “ứng dụng tốt” chi phí thấp nhằm sử dụng nước thận trọng hơn và có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt tập trung vào tài nguyên nước ngầm.
Các nhóm đối tượng hướng đến: Người dân cả nước, đặc biệt là các cộng đồng dân cư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung và phương pháp:
- Cùng với cộng đồng mục tiêu tìm hiểu về hiện trạng sử dụng nước/nước ngầm và phát triển ý tưởng sử dụng thận trọng/ bảo vệ tài nguyên nước
- Tất cả các ý tưởng cần được phát triển sao cho người dân có thể chủ động tham gia /tương tác. Nếu có thể, tập trung chú ý vào việc sử dụng và bảo vệ nước ngầm
- Đề nghị phương pháp thực hiện ý tưởng trong thực tế – thu hút được sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Cùng đánh giá với cộng đồng của mình về những lợi ích cho người dân và cho công tác bảo vệ tài nguyên nước
- Nếu có thể, đề nghị cách thức chuyển giao ý tưởng của mình cho các cộng đồng khác (nhân rộng thành công)
- Phát triển một kế hoạch thực hiện bao gồm kinh phí
- Các đề xuất ý tưởng: công cụ kỹ thuật để sử dụng nước tiết kiệm tại các hộ gia đình, các chiến dịch truyền thông trong cộng đồng, tài liệu giáo dục đào tạo tương tác cho trẻ em/ hoặc người lớn, các phương tiện truyền thông như video, video games, các phong trao thi đua/ cuộc thi trong cộng đồng và hơn nữa.
Yêu cầu:
- Về ý tưởng dự án:
- Đề xuất dự án cần được thể hiện thông qua văn bản, đánh máy trên khổ giấy A4, tối đa 10 trang (bao gồm cả ảnh minh họa), cỡ chữ: 13, Unicode, phông chữ: Times New Roman, lề trái: 3 cm, lề phải: 2.5 cm, trên: 2 cm, dưới: 2 cm.
- Bài dự thi cần nêu rõ: Các thành viên của nhóm: họ tên, tuổi, địa chỉ, khoa,… Bìa ngoài phong bìa ghi “Ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng – Bảo vệ tài nguyên nước – kho báu của sự sống”
- Bài dự thi cần súc tích, tập trung vào chủ đề và theo đúng yêu cầu trên. Ý tưởng đề xuất phải mới, sáng tạo và không sao chép. Nếu sử dụng các nghiên cứu trước để minh họa, cần trích rõ nguồn.
- Nghiêm cấm lợi dụng cuộc thi để xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các luật lệ khác.
- Yêu câu đối với bài dự thi là tranh ảnh, poster, video clips:
- Tranh ảnh, poster, video clip là những bài dự thi độc lập với bài thi về ý tưởng dự án và phải đảm bảo đúng chủ đề đưa ra.
- Poster cần có kích cỡ: 1.2m cao và 0.8m rộng
- Video clips cần có độ phân giải không thấp hơn 480 x 640 pixel và có độ dài từ 5 đến 10 phút.
Với những video sử dụng những tu liêu từ Internet hoặc các nguồn khác, tác giả cần trích dẫn nguồn. Bài dự thi theo hình thức video không được vi phạm (hoặc đang tranh chấp) bản quyền sở hữu trí tuệ.