Igpvn – chuyến công tác thực địa tại nam định, từ ngày 05/10/2009 đến ngày 10/10/2009
Mục tiêu chính của dự án hợp tác giữa Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước (CWRPI) và Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức (BGR) là tăng cường bảo vệ tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này là có được một cơ sở dữ liệu tin cậy và cập nhật để phân loại những nguồn tài nguyên nước ngầm hiện có trong đó có tính đến yếu tố đa dạng về không gian của chúng.
Do vậy, trên địa bàn điểm của dự án tại tỉnh Nam Định, cần thiết phải cải thiện mạng lưới quan trắc nước ngầm hiện có bằng việc xây mới 10 điểm quan trắc tại 10 xã thuộc các huyện khác nhau của Tỉnh. Để có kết luận cuối cùng về thiết kế sơ bộ cho chiến dịch khoan và để làm việc với chính quyền địa phương nơi dự kiến sẽ lắp đặt các trạm quan chắc. Cán bộ của Trung tâm phối hợp với Sở TNMT cấp tỉnh và huyện cùng chuyên gia của BGR đã có một chuyến khảo sát thực địa và làm việc với chính quền các địa phương liên quan.
Mục tiêu chính của chuyên thực địa kéo dài 6 ngày từ 05/10/2009 – 10/10/2009 là:
- Giới thiệu các thành viên của Dự án với Sở TNMT tỉnh và Phòng TNMT các huyện và với chính quyền các địa phương.
- Điều tra khảo sát vị trí của các lỗ khoan tại các xã dự kiến với tiêu chí tiên lợi cho việc vận chuyển đi lại và an toàn với sự hợp tác của chính quyên địa phương.
- Thu thập nhưng thông tin ban đầu về nguồn cung cấp nước địa phương, việc sử dụng nước ngầm và các vấn đề về sức khoẻ.
Trong khuôn khổ của thiết kế sơ bộ cho chiến dịch khoan, 10 xã thuộc 8 huyện của Tỉnh đã được chọn. Trên quan điểm địa chất thuỷ văn, đây sẽ là một sự bổ sung lý tưởng cho mạng lưới quan trắc hiện có. Nhiều giếng khoan quan trắc sẽ được xây dựng tại 1 điểm quan trắc ở mỗi xã với tổng số 28 giếng khoan với lỗ khoan sâu nhất là 160m qua 3 tầng chứa nước là Holocene (qH1) và Pleistocene (qP2, qP1). Thêm nhiêu giếng khoan sẽ được lắp đặt tại một vị trí để quan sát những tác động trong các tầng chứa nước khi tiến hành bơm hút thí nghiệm. Trong suốt 6 ngày của chuyến khảo sát thực địa tại các xã, đã tìm ra các điểm đặt trạm quan trắc đáp ứng được tiêu chí tiện lợi cho vận chuyển, an toàn và không có vướng mắc về việc sử dụng đất. Yêu cầu về diện tích đất cho các điểm khoan ban đầu vào khoảng 100 – 150m2 phục vụ cho công tác khoan và sau khi hoan thành, tổng diện tích cho mỗi trạm quan trắc khi đi vào hoạt động chỉ còn từ 4-6 m2.
Đoàn công tác khởi hành từ ngày 5/10/2009 tại Hà Nội gồm cán bộ của Trung tâm và chuyên gia BGR. Tại thành phố Nam Định, hai chuyên gia địa chất thuỷ văn thuộc Sở TNMT Nam Định đã cùng đoàn tham gia chuyến công tác tới các xã để cùng làm việc với chính quyên địa phương và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật địa chất cho một chuyến công tác thực địa.