Hội thảo: “Mô hình số thuỷ văn phục vụ quản lý nước ngầm”
Buổi hội thảo hướng tới mục đích giới thiệu phương pháp xây dựng mô hình số thuỷ văn tới những cán bộ đang trực tiếp tham gia việc quản lý nước dưới đất tại Việt Nam. Tham dự hội thảo là 15 cán bộ đến từ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên Nước, các Liên đoàn trực thuộc và Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Nội và Sóc Trăng.
Sau lời chào mừng thân mật của Ts. Vũ Thanh Tâm từ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên Nước, Ts. Wagner từ Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức (BGR) giới thiệu tổng quát về mục đích các hoạt động của dự án “Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam” (IGPVN), một nỗ lực hợp tác của cả hai phía CWRPI và BGR. Cuộc trò chuyện mở đầu của Ts. Lindenmaier cho thấy kiến thức của nhóm tham dự hội thảo về mục tiêu đặt ra cho mô hình số, cũng như mục đích của việc thiết lập mô hình số phục vụ địa chất thuỷ văn, mà cơ bản là phải đưa ra/ dựa vào các thông tin chất lượng về tình hình địa chất thuỷ văn, là chưa đồng bộ. Vì thế, Ts. Lindenmaier nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm chắc các khái niệm về địa chất thuỷ văn trước khi có thể bắt đầu thiết lập một mô hình số.
Điều này một lần nữa được nhấn mạnh vào buổi làm việc sáng thứ 3, 15/6, khi nhóm tham gia hội thảo được chia thành hai nhóm để thảo luận các vấn đề khác nhau. Những thành viên tham dự hội thảo, những người chủ yếu giữ vai trò trong công tác quản lý ( v.d. lãnh đạo Sở tài nguyên môi trường các tỉnh, lãnh đạo các liên đoàn…), được yêu cầu thảo luận về vấn đề bằng cách nào có được thông tin về việc khai thác nước ngầm trong các tỉnh. Nhóm thứ hai thảo luận về đo đạc mực nước. Thông tin về mực nước là hết sức quan trọng đối với người cần sử dụng dữ liệu và kiểm định chất lượng của việc đo mực nước. Một vài bài tập đơn giản được thiết kế nhằm mục đích giúp cả nhóm cùng đóng góp để giải quyết các vấn đề. Vì thế, buổi thảo luận chủ yếu tập trung vào các khoảng trống trong chuỗi dữ liệu và đánh giá dữ liệu, bên cạnh đó cũng đem lại những trao đổi quan trọng về điều kiện biên địa chất thuỷ văn thông qua những đóng góp của Ts.Tống Ngọc Thanh, phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Miền Bắc.
Sau tiệc buffet tại khách sạn, Ts. Lindenmaier tiếp tục buổi hội thảo với việc thảo luận về mức độ sẵn có cũng như chất lượng cần thiết của dữ liệu để có thể thiết lập một mô hình địa chất thuỷ văn nhằm phục vụ mục đích thiết lập mô hình số. Ts.Lindenmaier cũng giới thiệu mô hình cấu trúc được dựng nên từ chương trình GIS 3D với các thông tin thạch học thu được từ các lỗ khoan tại tỉnh Nam Định. Phần cuối của cuộc hội thảo được đánh dấu với bài trình bày của Ts. Tâm về nền tảng số cho việc thiết lập mô hình quản lý tình trạng nhiễm mặn của nước.