Bài phát biểu của TS, Arne Hoffmann-Rothe – Trưởng ban Hợp tác Quốc tế khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, Viện BGR trong Hội thảo Tổng kết Dự án IGPVN ngày 16.05.2014 tại KS. Sheraton

IMG_7823Kính thưa tiến sĩ Nguyễn Thái Lai – Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường,
Kính thưa tiến sĩ Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia,
Kính thưa Bà Frick – Bí thư Thứ nhất của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam,
Kính thưa ông Jens Boehme – Cố vấn trưởng Dự án
Kính thưa các quý vị đại biểu đại diện của NAWAPI, các Cơ quan Chính phủ, GIZ và BGR
Kính thưa Quý vị đại biểu,
Thay mặt cho Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên liên bang Đức BGR tôi xin cảm ơn các quý vị đã cho tôi cơ hội để tham dự Hội thảo Tổng kết Dự án hợp tác “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tài Việt Nam” hôm nay. Giám đốc Viện BGR Giáo sư tiến sĩ H-J Kümpel đã yêu cầu tôi gửi lời chào trân trọng nhất của ông tới toàn bộ quý vị đại biểu tham dự hội thảo hôm nay.
Tôi xin phép quay trở lại năm 2008 khi quan hệ hợp tác kỹ thuật Đức – Việt về lĩnh vực nước dưới đất bắt đầu. Lúc đó Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước (CWRPI) có trụ sở tại Hà Nội mới được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ trong việc đưa các vấn đề về tài nguyên nước dưới đất nên tầm nghị sự cấp cao hơn. Nhiệm vụ của CWRPI là cung cấp và đánh giá số liệu tài nguyên nước và nước dưới đất tại Việt Nam. Từ năm 2009, BGR đã hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ trên trong khuôn khổ của Dự án hợp tác dưới sự bảo trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế liên bang. Trong quá trình hợp tác, chúng tôi dĩ nhiên đã phải đấu tranh rất nhiều về cách thức tốt nhất để quản lý dự án và tôi cho rằng vẫn còn một số công cụ quản lý dự án phía Đức sử dụng chưa thật phù hợp với các bạn. Tuy nhiên, chúng ta đã cố gắng để hôm nay chúng ta cùng vui mừng tổ chức hội thảo tổng kết dự án giai đoạn II này.
Tháng 11 năm ngoái chúng tôi đã thấy được sự tiến triển trong quan hệ hợp tác thông qua một tổng hợp về tiến độ dự án. Ngoài những nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật về tài nguyên nước và các đánh giá, cho phép tôi được chỉ ra một cách ngắn gọn những phát hiện và thành quả mà tôi tin rằng chúng có tiềm năng mang lại những tác động lâu dài:
i)       Đầu tiên là việc Trung tâm CWRPI trở thành Trung tâm Quốc gia hồi năm ngoái. Hiện này NAWAPI đang có quan hệ trực tiếp với cơ cấu cấp bộ và những ảnh hưởng của Trung tâm đã được củng cố mạnh mẽ. NAWAPI cũng đã được giao nhiều nhiệm vụ mới chẳng hạn trong công tác quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
ii)      Danh tiếng tăng lên đương nhiên cũng là do khả năng chuyên môn kỹ thuật được củng cố của NAWAPI. Đáng chú ý là mô hình cán bộ nguồn có chuyên môn về các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau đã được thiết lập và có thể tập huấn cho các cán bộ trẻ không chỉ tại Trung tâm mà còn tại các Liên đoàn và các Sở TNMT
iii)     Ở cấp tỉnh, chúng tôi đã cũng xây dựng các mạng quan trắc nước dưới đất tại các tỉnh Nam Định, Quảng Ngãi và Sóc Trăng. Tôi cho rằng với các Biên bản ghi nhớ đã ký kết, các Sở TNMT sẽ cùng chúng tôi tiếp tục vận hành các mạng quan trắc nói trên.
iv)     NAWAPI đã tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức về tài nguyên nước và nước dưới đất trong việc sử dụng phù hợp và có trách nhiệm tài nguyên nước trong nhiều dịp, chẳng hạn tại các sự kiện Ngày nước Thế giới hàng năm và thực hiện các chiến dịch truyền trông cho trẻ em tại các trường học và in ấn phát hành các tài liệu nâng cao nhận thức như tranh ghép hình, poster và truyện tranh.
Tuy nhiên, dân số tăng sẽ làm gia tăng căng thẳng nên tài nguyên nước dưới đất. Nước dưới đất có thể chịu tác động mạnh mẽ hơn bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các khu vực duyên hải ven biển. Các nghiên cứu tại Sóc Trăng trong đó có một số được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án này cho thấy xu hướng báo động liên quan đến sự suy giảm trữ lượng và gia tăng nhiễm mặn nước dưới đất tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Để phát triển kinh tế theo nguyên tắc bảo vệ môi trường và tài nguyên như thể hiện trong Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên cần phải được tăng cường hơn nữa. Các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam phải tiên phong hơn nữa trong việc giải qyết các yêu cầu về sử dụng có kiểm soát tài nguyên nước dưới đất.
Một dự án hợp tác kỹ thuật sau đây sẽ được xem xét và chuyển sự chú ý tới các việc xem xét thực hiện các biện pháp cho các khu vực bị ảnh hưởng tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay, dự án này đang trong quá trình thảo luận và chuẩn bị cùng các với sự tham gia của MONRE, NAWAPI, GIZ và các đối tác khác tại các tỉnh phía Nam.
Cuối cùng, tôi đanh giá cao sự có mặt của tất cả quy vị có mặt tại đây ngày hôm nay. Và đặc biệt cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Thái Lai, tiến sĩ Tống Ngọc Thanh và nguyên các lãnh đạo của Trung tâm trước đây tiến sĩ Hùng và PGS TS Nhân vì những đóng gọp của các ngài đối với sự thành công trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Xin chúc chúng ta có một hội thảo tổng kết thú vị và thành công. Xin cảm ơn!

Tiến sĩ Arne Hoffmann-Rothe

 

You may also like...