Hội thảo ” Quản lý tổng hợp tài nguyên nước” – Hà Nội, ngày 09/7/2010

I. Mục tiêu của hội thảo

Theo kế hoạch, Hội thảo bàn tròn lần thứ 1 do Trung tâm qui hoạch và điều tra tài nguyên nước Việt nam (CWRPI) tổ chức với các mục tiêu sau :

–          Nâng cao nhận thức chung về quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các cơ quan như Bộ TNMT, Bộ NN và PTNT, các địa phương, viện nghiên cứu tham gia quản lý các vấn đề về tài nguyên nước

–          Hội thảo tạo diễn đàn để thảo luận cởi mở, các đại biểu tự xác định vai trò và trách nhiệm cùng triển khai quản lý tổng  hợp tài nguyên nước

Các chủ đề của hội thảo bao gồm :

  • Thế nào là quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM)/các thỏa ước quốc tế – Nguyên tắc Dublin/các ví dụ của các nước khác, EU
  • Hiện trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt nam : kết quả và khó khăn
  • Tại sao IWRM lại cần cho Việt nam và làm thế nào để triển khai
  • Thảo luận chung : Vai trò và trách nhiệm các đơn vị trong triển khai IWRM tại Việt nam

Cả 2 mục tiêu trên, các chủ đề thảo luận sẽ đạt được với sự cố gắng của các đại biểu đại diện cho cả 2 phía BGR và CWRPI, các cơ quan liên quan của Việt nam và 4 tỉnh đã được lựa chọn.

hoithaoIWRM

II. Kết quả hội thảo

Hội thảo được tổ chức trong suốt 1 ngày làm việc, gồm các bài trình bày khác nhau cũng như thảo luận toàn thể như đã nêu tại phụ lục 1 – chương trình hội thảo.

Ông Dương Văn Khánh – Phó Giám đốc CWRPI và ông Jens Boehme – Chuyên gia trưởng, dự án Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt nam IGPVN cùng khai mạc hội thảo vào ngày 9.7.2010. Ngoài bài giới thiệu tóm tắt về mỗi cơ quan, các bài diễn văn khai mạc đều nêu tầm quan trọng cần nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước ở Việt nam và đề nghị các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, kết quả đã đạt được từ các công việc, dự án khác nhằm giúp hiểu rõ, và có thể hoạch định, triển khai thành công Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt nam. Tất cả các yêu cầu trên được sử dụng như những định hướng cho quá trình thảo luận của hội thảo.

Sau phần giới thiệu các đại biểu (phụ lục 2 – Danh sách các đại biểu tham dự) vào đầu phiên họp buổi sáng, điều phối viên hội thảo giới thiệu mục tiêu của hội thảo, chương trình làm việc, các phương pháp sử dụng trong quá trình thảo luận của hội thảo.

Có 9 báo cáo được trình bày tại hội thảo theo đúng chương trình đã đề ra :

  • Dr. Nguyễn Chí Công, CWRPI : “Vai trò của Qui hoạch tài nguyên nước trong Quản lý tổng hợp tài nguyên nước”  – Phụ lục 5
  • GS. Tô Trung Nghĩa, Viện qui hoạch tài nguyên nước: “ Một số vấn đề liên quan tới Quản lý tổng hợp tài nguyên nước” – Phụ lục 6
  • Bà Fiona Mc Laughlin, Chuyên gia tư vấn về môi trường nước (Pháp), “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước : Ví dụ của Pháp. Dự án quản lý bền vững lưu vực sông Đồng nai” – Phụ lục 7
  • Prof. Lê Thị Lài, Viện VAST – MOST, “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt nam. Dự án hợp tác giữa BMBF và MOST, 2007-2010 (phần 1)” – Phụ lục 8
  • Ông Jelle Van Gijn, Chuyên gia tư vấn về nước và vệ sinh. “ADB và nguồn nước tại Việt nam” – Phụ lục 9
  • Ông Nguyễn Ngọc Hà – CWRPI, “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt nam – Thuận lợi và thách thức“ – Phụ lục 10
  • Dr. Đào Trọng Tứ, CEWAREC, “Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu và Quản lý tổng hợp tài nguyên nước” – Phụ lục 11
  • Dr. Phạm Xuân Sử, Hiệp hội tưới tiêu Việt nam: “Pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại Việt nam” – Phụ lục 12
  • Ông Lê Đức Năm, Hiệp hội tưới tiêu Việt nam, MARD, “Thực trạng và định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt nam” – Phụ lục 13
  • IWRM-VN, University Bochum, Germany / Mr.Björn Zindler: “Phát triển công cụ hỗ trợ ra quyết định và lập qui hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở VIệt nam” –  Phụ lục 14

* Để xem các bài trình bày, xin vui lòng vào phần Tư liệu

Trong quá trình hội thảo, các đại biểu rất quan tâm tới IWRM, các bài học kinh nghiệm từ các dự án IWRM, đã nêu rất nhiều câu hỏi. Các câu hỏi và trả lời, chia sẻ kinh nghiệm được tổng hợp trong  phụ lục 3.

Sau khi thống nhất về khái niệm IWRM, hội thảo đã thử phân tích, như là 1 ví dụ, và áp dụng IWRM vào tình hình thực tế của Sóc trăng – xác định các tồn tại liên quan tới quản lý tài nguyên nước, yêu cầu đối với các kết quả dự án BGR-CWRPI IGPVN, các rủi ro quan trọng có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án và xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan (Phụ lục 4).

Đáng chú ý nhất là các đại biểu, đặc biệt là các đại diện của các địa phương thí điểm đã được chọn, rất nhiệt tình, tập trung đóng góp ý kiến và cố gắng giúp dự án IGPVN thực hiện thành công và các kết quả thu được có thể áp dụng vào thực tế. Cam kết cao của các đại biểu sẽ hỗ trợ cũng như đảm bảo quá trình thực hiện của dự án, chất lượng của các thành tịu dự kiến sẽ đạt được.

Kết thúc hội thảo, toàn thể đại biểu đã thống nhất về nguyên tắc các vấn đề sau (Phụ lục 4) :

  • Quản lý tổng hợp tài nguyên nước – IWRM là quá trình thúc đẩy

Sự phối hợp và phát triển các nguồn tài nguyên đất, nước và các nguồn tài nguyên liên quan

nhằm tối đa hóa các lợi ích kinh tế, xã hội được magn lại một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là phương pháp tiếp cận mới quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác, do vậy đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan liên quan

  • Các rủi ro quan trọng nhất có thể xẩy ra trong quá trình triển khai áp dụng IWRM/IGPVN :

Nguồn nhân lực của địa phương cung cấp thiếu và yếu, do vậy cần nhiều nỗ lực để đào tạo các kỹ năng, giúp họ duy trì tiếp kết quả của dự án

Các dữ liệu còn thiếu và khó kiểm tra được độ chính xác, thời gian thu thập dữ liệu còn ngắn, chưa có thói quen chia sẻ thông tin/dữ liệu

  • Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan liên quan để triển khai thành công IWRM/IGPVN là :

Các Sở TNMT địa phương hoạt động như cơ quan thực thi dự án và có trách nhiệm :

Cung cấp các thông tin liên quan, đã có để xây dựng cơ sở dữ liệu về IWRM

Cung cấp các thông tin, số liệu về khai thác nước dưới đất tại địa phương

Tỉnh tạo điều kiện cho dự án như cử cán bộ tham gia dự án, hỗ trợ các thủ tục hành chính

Cơ quan Bộ TNMT/Trung tâm CWRPI hoạt động như cơ quan thực thi dự án và có trách nhiệm :

CWRPI là đầu mối cùng BGR triển khai dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt nam”

Huy động toàn bộ dữ liệu của các liên đoàn hiện có để phục vụ cho dự án

Hỗ trợ về kỹ thuật – xây dựng mạng quan trắc tại địa phương với kinh phí mà dự án chấp nhận được

Cùng BGR xây dựng cơ sở dũ liệu mô hình và đào tạo, chuyển giao cho các địa phương thực hiện

Các cơ quan khác đóng vai trò hỗ trợ dự án và có trách nhiệm :

Tham gia vào các hoạt động của dự án nhằm nâng cao năng lực của các đối tác liên quan thông qua các hội thảo, đào tạo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm …

Ông Dương Văn Khánh và Jens Boehme cùng bế mạc hội thảo vào 17h10 cùng ngày, bày tỏ hài lòng rằng cả hai phía cũng như toàn thể đại biểu nhất trí với kết quả của hội thảo. Hội thảo đã được tổ chức thành công và hy vọng rằng các đại biểu từ các địa phương tiếp tục triển khai thu thập, cung cấp dữ liệu giúp dự án xây dựng được mô hình số hướng tới đề xuất được các giải pháp hữu hiệu cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

You may also like...