Bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai tại Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm ở Việt Nam”
Kính thưa bà Annette Frick – Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
Kính thưa Tiến sĩ Arne Hoffman – Rothe – Trưởng ban Hợp tác Quốc tế khu vực Châu Á và Châu Đại dương.
Ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.
Ông Jens Boehme – Cố vấn trưởng Dự án IGPVN,
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trước hết, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi liệt nhiệt chào mừng các quý vị đại biểu đã đến tham dự Hội thảo Tổng kết dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm ở Việt Nam – IGPVN”. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức tài trợ cho Chính phủ Việt Nam.
Hôm nay, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tổ chức Hội thảo tổng kết những kết quả mà dự án IGPVN đã thực hiện sau gần 6 năm hoạt động.
Kính thưa các quý vị đại biểu.
Như chúng ta đã biết, nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp nước chính cho dân sinh và cho toàn xã hội. Song việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nước dưới đất đang diễn ra rất đa dạng ở khắp mọi nơi gây cạn kiệt tài nguyên và có những tác động không nhỏ đến môi trường như tình trạng hạ thấp mực nước ngầm gây sụt lún đất, tình trạng nhiễm mặn,…. Tình trạng này xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, sự phát triển gia tăng các hoạt động kinh tế, … Trước tình hình đó, được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Liên bang về Hợp tác và Phát triển của CHLB Đức, dự án IGPVN đã chính thức được khởi động từ ngày ngày 25 tháng 6 năm 2009. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất tại các khu đô thị ở Việt Nam. Các đối tác chính thực hiện dự án này là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia của Việt Nam, Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) của CHLB Đức và Sở TNMT của 5 tỉnh trong vùng hoạt động của dự án là Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Quảng Ngãi và Sóc Trăng.
Trong suốt 6 năm hoạt động, dự án đã đạt được một số kết quả cụ thể như:
– Tổ chức một số lớp học, đào tạo (cả trong và ngoài nước) về tiếng Anh và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cán bộ Trung tâm, các đơn vị trực thuộc Trung tâm và các sở TNMT liên quan;
– Đã trang bị phương tiện đi lại và một số trang thiết bị phục vụ các hạng mục công việc của dự án và các công việc chuyên môn của Trung tâm và các tỉnh của dự án;
– Hỗ trợ xây dựng một số Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất;
– Tham gia vào một số hoạt động trong khuôn khổ các buổi lễ kỷ niệm ngày nước thế giới tổ chức ở Việt Nam; Tham gia và tiến hành một số chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho người dân các tỉnh của Dự án;
– Đã xây dựng, phục hồi nâng cấp mạng quan trắc tự động nước dưới đất và mô hình số nước dưới đất để làm công cụ hỗ trợ quản lý, giám sát tài nguyên nước dưới đất ở một số tỉnh của dự án;
Có thể nói rằng những hoạt động và kết quả nói trên đều hướng tới mục tiêu ban đầu đề ra của dự án là tăng cường năng lực quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất và góp phần giảm thiểu sự suy giảm tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam. Tôi nghĩ với những kết quả này của dự án sẽ là những đóng góp tích cực góp phần nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương ở các tỉnh dự án hoạt động.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Nhân đây, cho phép tôi thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cảm ơn Chính phủ, Bộ Liên bang về Hợp tác và Phát triển CHLB Đức, Viện BGR và các chuyên gia Đức đã tài trợ, giúp đỡ và cùng cộng tác thực hiện thành công dự án; Cảm ơn các ban ngành ở các địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cộng tác trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tôi cũng đề nghị Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên và các Sở TNMT các tỉnh trong vùng hoạt động của dự án tiếp tục tăng cường hợp tác nhân rộng những kết quả đạt được ban đầu để nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, góp phần giảm thiểu tình trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất ở địa phương.
Cuối cùng, tôi chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và chúc cho Hội thảo Tổng kết dự án thành công, tốt đẹp.
Kính thưa Tiến sĩ Arne Hoffman – Rothe – Trưởng ban Hợp tác Quốc tế khu vực Châu Á và Châu Đại dương.
Ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.
Ông Jens Boehme – Cố vấn trưởng Dự án IGPVN,
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trước hết, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi liệt nhiệt chào mừng các quý vị đại biểu đã đến tham dự Hội thảo Tổng kết dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm ở Việt Nam – IGPVN”. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức tài trợ cho Chính phủ Việt Nam.
Hôm nay, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tổ chức Hội thảo tổng kết những kết quả mà dự án IGPVN đã thực hiện sau gần 6 năm hoạt động.
Kính thưa các quý vị đại biểu.
Như chúng ta đã biết, nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp nước chính cho dân sinh và cho toàn xã hội. Song việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nước dưới đất đang diễn ra rất đa dạng ở khắp mọi nơi gây cạn kiệt tài nguyên và có những tác động không nhỏ đến môi trường như tình trạng hạ thấp mực nước ngầm gây sụt lún đất, tình trạng nhiễm mặn,…. Tình trạng này xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, sự phát triển gia tăng các hoạt động kinh tế, … Trước tình hình đó, được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Liên bang về Hợp tác và Phát triển của CHLB Đức, dự án IGPVN đã chính thức được khởi động từ ngày ngày 25 tháng 6 năm 2009. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất tại các khu đô thị ở Việt Nam. Các đối tác chính thực hiện dự án này là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia của Việt Nam, Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) của CHLB Đức và Sở TNMT của 5 tỉnh trong vùng hoạt động của dự án là Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Quảng Ngãi và Sóc Trăng.
Trong suốt 6 năm hoạt động, dự án đã đạt được một số kết quả cụ thể như:
– Tổ chức một số lớp học, đào tạo (cả trong và ngoài nước) về tiếng Anh và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cán bộ Trung tâm, các đơn vị trực thuộc Trung tâm và các sở TNMT liên quan;
– Đã trang bị phương tiện đi lại và một số trang thiết bị phục vụ các hạng mục công việc của dự án và các công việc chuyên môn của Trung tâm và các tỉnh của dự án;
– Hỗ trợ xây dựng một số Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất;
– Tham gia vào một số hoạt động trong khuôn khổ các buổi lễ kỷ niệm ngày nước thế giới tổ chức ở Việt Nam; Tham gia và tiến hành một số chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho người dân các tỉnh của Dự án;
– Đã xây dựng, phục hồi nâng cấp mạng quan trắc tự động nước dưới đất và mô hình số nước dưới đất để làm công cụ hỗ trợ quản lý, giám sát tài nguyên nước dưới đất ở một số tỉnh của dự án;
Có thể nói rằng những hoạt động và kết quả nói trên đều hướng tới mục tiêu ban đầu đề ra của dự án là tăng cường năng lực quản lý, quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất và góp phần giảm thiểu sự suy giảm tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam. Tôi nghĩ với những kết quả này của dự án sẽ là những đóng góp tích cực góp phần nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương ở các tỉnh dự án hoạt động.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Nhân đây, cho phép tôi thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cảm ơn Chính phủ, Bộ Liên bang về Hợp tác và Phát triển CHLB Đức, Viện BGR và các chuyên gia Đức đã tài trợ, giúp đỡ và cùng cộng tác thực hiện thành công dự án; Cảm ơn các ban ngành ở các địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cộng tác trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tôi cũng đề nghị Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Liên bang về Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên và các Sở TNMT các tỉnh trong vùng hoạt động của dự án tiếp tục tăng cường hợp tác nhân rộng những kết quả đạt được ban đầu để nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, góp phần giảm thiểu tình trạng suy thoái tài nguyên nước dưới đất ở địa phương.
Cuối cùng, tôi chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và chúc cho Hội thảo Tổng kết dự án thành công, tốt đẹp.
Trân trọng cảm ơn./.