Bài phát biểu nhân dịp Hội thảo Tổng kết Dự án (IGPVN) của bà Annette Frick – Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, ngày 26 tháng 5 năm 2014, KS Sheraton, 8:00 – 12:00
Kính thưa Tiến sĩ Nguyễn Thái Lai – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Kính thưa Tiến sĩ Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia,
Kính thưa Tiến sĩ Arne Hoffmann-Rothe – Trưởng Ban Hợp tac Quốc tế khu vực Châu Á, Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên liên bang (BGR),
Thưa ông Jens Boehme – Cố vấn trưởng Dự án của BGR,
Thưa bà Christiane Molt – Ban Hợp tac Quốc tế khu vực Châu Á, BGR
Kính thư Quý ví Đại biểu và các vị khách quý tới từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và đại biểu từ các tỉnh.
Kính thưa Quý vị,
Hôm nay tôi rất vui mừng tham dự và phát biểu trong phần khai mạc của Hội thảo Tổng kết Dự án “Tăng cường Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang BGR đại diện cho Chính phủ Đức thực hiện.
Dự án là một trong nhiều Dự án trọng yếu trong khuôn khổ hợp tác lâu dài và bền vững giữa Việt Nam và Đức. Các kết quả của Dự án góp phần quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam vào quá trình thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh.
Sự phát triển của Việt Nam là một câu chuyện sinh động thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và những bước tiến mạnh mẽ trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên trong quá trình trở thành Nước có Thu Nhập Trung bình, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn do tăng trưởng kinh tế tốc độ cao. Một trong các thách thức đó là tăng trưởng bền vững hay là mối quan hệ hủy diệt giữa phát triển kinh tế và môi trường.
Thực tiễn mà Châu Âu và Mỹ đã trải quả chứng minh rằng những mối quan tâm về môi trường hầu như không đóng vai trò đáng kể nào trong các thời kỳ công nghiệp hóa trước đây và vẫn duy trì ở mức yếu cho tới đầu những năm 1960. Con đường phát triển của giai đoạn đó là “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”. Nhưng cái giá của sự chờ đợi đó ngày càng tăng đối với tất cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Rõ ràng là sự xuống cấp về môi trường đã làm cho những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trở nên khó đạt được hơn.
Một trong các thách thức môi trường chủ yếu của Việt Nam là bảo vệ tài nguyên nước. Tài nguyên nước đang đứng trước áp lưc ngày càng lớn do các hoạt động kinh tế trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số trong hai thập niên gần đây.
Trong khi nước mặt đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không qua xử lý thì trữ lượng và chất lượng nước dưới đất cũng không ngừng bị đe dọa.
Các hầu quả thường gặp của hoạt động gia tăng khai thác quá mức nước dưới đất và khai thác thiếu kiểm soát là:
* Mực nước dưới đất suy giảm trên quy mô vùng,
* Nhiễm mặn các tầng chứa nước vùn ven biển, và
* Ô nhiễm nước dưới đất, chẳng hạn do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thấm xuống.
Do đó việc sử dụng và quản lý nước dưới đất một cách bền vững có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, sự phát triển và môi trường của Việt Nam.
Về vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một quyết sách rất đúng đắn và kịp thời là thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh năm 2012. Chiến lược mang tính bước ngoặt này đưa ra các giải pháp dựa trên giả thiết tăng trưởng trong tương lai sẽ ngày càng phải chú trọng tới bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Năm nay, đầu năm 2014, Chiến lược Tăng trưởng Xanh đã được bổ sung bằng Kế hoạch Hành động trong đó xác định rõ các mục tiêu và trách nhiệm thực hiện Chiến lược.
Tôi khen ngợi nỗ lực to lớn và dũng cảm này của Chính phủ Việt Nam.
Kế hoạch hành động đã xếp hoạt động sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên nước tại mục 40 như một trong các biện pháp ưu tiên cao của Chiến lược. Tuy nhiên, chỉ khi tài nguyên nước cũng được ưu tiên tương tự như trong các quyết định về kinh phí quốc gia của Việt Nam thì những dự án thí điểm như IGPVN mới có thể được áp dụng trên phạm vi rộng và đạt được các tác động như mong muốn.
Vấn đề quan trọng không kém là sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ thiết lập khuôn khổ pháp lý, các quy định và tiêu chuẩn đối với công tác quản lý tài nguyên.
Kính thưa Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, kính thưa quý vị đại biểu,
Trong bối cảnh như vậy, tôi hy vọng các kết quả của Dự án “Tăng cưởng Bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam” do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) khởi xướng sẽ cung cấp nền tảng kiến thức và kinh nghiệm tốt cho các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trong vấn đề khai thác và quan trắc tài nguyên nước dưới đất cũng như công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên này.
– Cho phép tôi nói rằng dự án đạt được những thành công như vậy là nhờ có sự cam kết mạnh mẽ của các đồng nghiệp của chúng tôi từ Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên liên bang Đức (BGR) và thay mặt cho Chính phủ của chúng tôi, tôi xin chân thành cảm ơn BGR cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trưởng (MONRE) và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (NAWAPI) về những nỗ lực này.
– Bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên nước sẽ tiếp tục là đề tài quan trọng trong hợp tác phát triển của Đức với Việt Nam. Trong vấn đề quản lý vùng duyên hải, kinh nghiệm chuyên môn của BGR sẽ được lồng ghép trong Chương trình Hợp tác Đức Việt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Kính thưa Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, kính thưa quý vị đại biểu, tôi chúc hội thảo hôm nay thành công tốt đẹp và hơn nữa chúc công tác của các bạn tiếp tục thành công.
Xin cảm ơn sự chú ý của quý vị.